Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đất nền Eco Sun Nhơn Trạch , 331 triệu/nền, thanh toán 3 năm, lãi suất 0% 

Tiếp nối những thành công từ các dự án đi trước, Phúc Khang tiếp tục mở bán khu thương mại đối diện mặt tiền hồ hạnh Phúc - Happy Lake. Đây là vị trí đắc địa thuộc loại bậc nhất tại dự án Eco Sun.

Với vị trí chiến lược nằm ngay trung tâm cửa ngõ phía đông TP.HCM, kết nối vào trung tâm TP.HCM thông qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông xe 02/01/2014, kết nối sân bay Long Thành dự kiến 2020 triển khai giai đoạn 1 là trung tâm của nền kinh tế phía đông TP.HCM, Khu Phố Eco Sun hứa hẹn là cơ hội vàng có một không hai cho những nhà đầu tư trong tương lai gần.
Dự án Eco Sun là một trong những dự án hiếm hoi có đầy đủ 4 loại hình giao thông, đây là ưu thế lớn làm gia tăng sức bậc về giá trong tương lai gần.


Các loại hình giao thông tại dự án Eco Sun 

Đặc biệt khi quý khách hàng mua dự án Eco Sun sẽ được tặng mẫu thiết kế nhà rất độc đáo và duy nhất hiện nay như: mẫu tứ hợp viên, song lập, đơn lập, thương mại hai mặt tiền. Chỉ có tại Eco Sun quý khách hàng mới có thể sở hữu căn biệt thự trên nền nhà phố.

Dưới đây là bảng giá chung dự án Eco Sun do Phúc Khang làm chủ đầu tư.
Khi mua đất tại dự án Eco Sun, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ thanh toán
Từ 8 đến 12 đợt (3 tháng thanh toán 1 lần) từ 24 đến 36 tháng.
Thanh toán đợt 1 từ 45 triệu, các đợt tiếp theo chỉ từ 36 triệu đồng.
Đặc biệt trong thời gian từ nay đến 31/10/2014 quý khách hàng khi đặt mua dự án Eco Sun sẽ được nhận những voucher rất giá trị từ 5 đến 9 triệu đồng, trừ thẳng vào giá trị nền đất.


Hãy gọi để được tư vấn và đăng kí tham quan dự án miễn phí!
Hotline : Duy Phước - 0902 1234 45
Skype : phamduyphuoc91

http://datnenduanecosun.blogspot.com/

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Tại sao các khách hàng chọn dự án Eco Sun?

Những năm trở lại đây, người mua BĐS thường hay e dè khi đặt niềm tin vào bất kì một dự án nào tại Việt Nam. Tâm lý chung là sợ bị chôn nguồn vốn, tính thanh khoản – hiệu quả đầu tư không có. Nguyên nhân này xuất phát từ việc đầu tư vào các dự án “chết” (do chủ đầu tư “đứt vốn” nửa chừng) hoặc do khách hàng chỉ quan tâm cái trước mắt, không có cái nhìn xa cho tương lai của dự án.
Vậy một nhà đầu tư BĐS có tầm nhìn sẽ quan tâm những yếu tố nào?


6 tiêu chí vàng khi chọn mua một bất động sản

Thấu hiểu được những băn khoăn, mong muốn của khách hàng, chủ đầu tư Phúc Khang lần lượt cho ra đời các dòng sản phẩm đất nền khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là đáp ứng ĐƯỢC và HƠN CẢ 6 tiêu chí vàng mà khách hàng đưa ra. Đó là các dự án:
Mỗi dự án chúng tôi tung ra thị trường đều được hàng trăm, hàng ngàn khách hàng kí hợp đồng trong thời gian ngắn. Phúc Khang tự hào đã mang đến giá trị, hiệu quả đầu tư quá rõ rệt mà trên thị trường không có một dự án nào sánh kịp.


Lễ tri ân hơn 1000 khách hàng đã mua dự án Eco Village tại White Palace. Dự án này có tầm ảnh hưởng từ TPHCM đến Hà Nội, miền Trung…

Lễ tri ân 1200 khách hàng Sunflower City tháng 6/2013 tại White Palace

Lễ tri ân khách hàng dự án Eco Town tháng 12/2013. Đây là dự án bán “nhanh như chớp” chỉ trong gần 3 tháng!

Hiện tại là dự án Eco Sun được hàng trăm khách tham quan và hàng chục khách đặt mua mỗi tuần

Điều gì đã làm cho khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu Phúc Khang?

Tôi xin phân tích riêng về dự án hiện tại – ECO SUN

1. VỊ TRÍ – VỊ TRÍ – VÀ VỊ TRÍ
- Nằm giữa tam giác vàng kinh tế: TPHCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, giáp ranh Q9, Q2, Q7, Cần Giờ, Nhà Bè => xung quanh đã phát triển thì đã đến lúc “cái lõi” cũng phải phát triển.



Vị trí dự án Eco Sun
- Phát triển 4 loại hình giao thông: thủy, bộ, không, sắt



Hơn 50 cảng biển lớn nhỏ bao bọc Nhơn Trạch => phát triển dịch vụ vận tải biển (quý khách có thể thấy ở khu vực xung quanh cảng Sài Gòn)

Đường bộ được đầu tư tối đa, đặc biệt là cao tốc

Sân bay Long Thành đã có quyết định xây dựng vào 2015

Tuyết đường sắt ngầm Thủ Thiêm – Nhơn Trạch (nối thẳng tới sân bay Long Thành) sẽ thi công trong tương lai gần
- Hình thành từ đất phù sa cổ (rất cứng), cao hơn mực nước biển trung bình từ 18-25m => biển đổi khí hậu trong tương lai (mực nước biển dâng cao) sẽ không ảnh hưởng đến khu vực này

2. PHÁP LÝ
Đầy đủ các pháp lý cần thiết:
- Quyết định giao đất
- Quyết định 1/500
- Đây là dự án cấp sổ đỏ

3. HẠ TẦNG:
Hoàn chỉnh theo hướng đô thị mới (điện âm), không có đường hẻm


4. GIÁ CẢ:

5. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
- Quý khách hãy nhìn lại Quận 7 và Quận 2 trước khi có cầu thông qua quận 1. Thời điểm đó không ai nghĩ tới việc sẽ mua vùng đất “khỉ ho cò gáy” này. Nhưng khi các cây cầu Tân Thuận, Kênh Tẻ, Phú Mỹ, Thủ Thiêm… lần lượt ra đời thì kết nối đến trung tâm dễ dàng và người ta phải thốt lên: “Sao gần thế?”, “Giá như mà ngày đó tôi mua đất Q7, Q2”… Nhơn Trạch cũng vậy, hiện nay đã có cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối và tương lai rất gần (2015) sẽ có cầu nối từ Tân Vạn – Nhơn Trạch và rất nhiều kết nối khác. Đây là thời điểm thích hợp mà nhà đầu tư cần chú ý đến.
- Đầu tư vào đâu khi các kênh: Vàng, Chứng khoán, Gửi tiết kiệm gần như không có lời và rất rủi ro; trong khi người sở hữu BĐS thì giá trị luôn gia tăng.
- Giá còn thấp (giá Eco Sun từ 3-4,5 triệu/m2) có thể tăng gấp 2, gấp 3… nhưng giá cao (đất TPHCM) thì khó tăng thêm được nữa.
- Một tháng dư được 10 triệu thì mua được đất ở đâu? Hãy chọn Eco Sun vì quý khách được trả góp xấp xỉ 10 triệu/tháng (không lãi suất).

6. ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG

Sân bay quốc tế Long Thành chính thức xây dựng năm 2015


Khách hàng nào quan tâm đến dự án vui lòng liên hệ Hotline kinh doanh: 0902 1234 45 để được tư vấn tận tình và tham quan miễn phí!

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Khởi công dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
Sáng 19/7, lễ khởi công dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã được tổ chức tại ấp Bình Thuận xã Bình Khánh (H. Cần Giờ, TP.HCM). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi lễ và phát lệnh khởi công.
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam.
Dự án có chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty phát triển đường cao tốc VN.


Cầu Phước Khánh

Dự án sẽ đi ngang qua các vùng địa chất, thủy văn phức tạp, nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20km cầu và cầu cạn.
Trong đó nổi bật nhất là 2 cầu dây văng: cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp) dài 2,76km và cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu) dài 3,18km.
Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (1.607 triệu USD) trong đó, có vốn vay của ngân hàng phát triển Á Châu và vốn vay của chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Đây là dự án nằm trong quy hoạch cao tốc Bắc Nam, có qui mô dài nhất và lớn nhất tính đến thời điểm này ở khu vực phía Nam. Dự án này rất quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cả 3 tỉnh TP.HCM, Đồng Nai, Long An.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta đã mất 4 năm chuẩn bị. Để kịp tiến độ thi công đưa vào sử dụng vào giữa năm 2018, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Tôi đề nghị cả 3 địa phương có dự án đi qua phải thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng, bàn giao đúng tiến độ.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các địa phương nên chính quyền các tỉnh thành nơi có dự án đi ngang qua phải nhanh chóng cập nhật quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phát triển”.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Xây sân bay Long Thành là cấp thiết
Trong vài năm gần đây, có khá nhiều ý kiến, tranh luận về dự án xây sân bay Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Một số cử tri thành phố Hồ Chí Minh, nơi có sân bay Tân Sơn Nhất, phản đối việc xây sân bay Long Thành. Họ nêu ra một số luận cứ, đề xuất phương án, trong đó có việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sang phía bên kia đường băng (nơi đang có dự án sân golf), hoặc sử dụng sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động hàng không dân dụng. Các ý kiến, quan điểm phản đối xây sân bay Long Thành phần nào làm khó cho các cơ quan thẩm định, quyết định, làm chậm tiến độ triển khai "siêu dự án" này.
Trước tình hình vận tải hàng không nội địa, quốc tế phục vụ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã và đang bị nghẽn tắc, khả năng phát triển của các hãng hàng không Việt Nam bị kìm nén do giới hạn công suất của sân bay Tân Sơn Nhất, việc cân nhắc, quyết định xây sân bay Long Thành đã trở nên rất cấp thiết.
Sân bay Tân Sơn Nhất trước đây nằm ở đâu?
Sân bay Tân Sơn Nhất được người Pháp bắt đầu xây dựng vào năm 1930. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến sân bay Tân Sơn Nhất đã được thực hiện vào năm 1933. Về địa lý thì từ đó đến nay, nó vẫn nằm tại nơi nó nằm bây giờ.
Nhưng về quy hoạch Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh và tác động của nó đến quy hoạch phát triển các sân bay, trên thực tế đã có sự thay đổi rất lớn, điều không thể không nói đến trong câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành.
Cả trong thời Pháp thuộc và dưới chính quyền Sài Gòn cũ, sân bay Tân Sơn Nhất nằm ngoài địa giới thành phố Sài Gòn. Nó được đặt ở tỉnh Gia Định (tỉnh bao gồm các quận, huyện hiện nay Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ...). Vào năm 1975, diện tích quỹ đất nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất rộng khoảng 36 km2 (3600 ha).
Điều gì đã xảy ra từ sau năm 1975 ảnh hưởng đến sân bay Tân Sơn Nhất?
Năm 1975, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, tỉnh Gia Định cùng một số khu vực khác đã được sáp nhập vào Sài Gòn thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Năm 1976, thành phố này được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.
Việc sáp nhập tỉnh Gia Định vào Sài Gòn đã ảnh hưởng rất đáng kể đến quy hoạch phát triển sân bay Tân Sơn Nhất của chính quyền Sài Gòn cũ. Thành phố phát triển nhanh về phía Tây, Tây Bắc (một phần có lẽ do thiếu cầu qua sông Sài Gòn để phát triển về phía Đông, Đông Nam), đẩy sân bay Tân Sơn Nhất nằm lọt thỏm trong lòng thành phố như chúng ta đang nhìn thấy. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí còn bất cập hơn so với sân bay Don Muang ở Bangkok, sân bay Subang ở Kuala Lumper - các sân bay đã chuyển phần lớn hoạt động sang các sân bay mới ở xa thành phố.
Do tác động của sự phát triển đô thị, khoảng 2/3 quỹ đất quy hoạch cũ của sân bay Tân Sơn Nhất đã được sử dụng để làm đô thị.
Toàn bộ phần quận Tân Bình từ ngã tư Bảy Hiền theo đường Trường Chinh về ngã tư An Sương, phần của các quận Tân Bình, Gò Vấp từ đường Phổ Quang sang các đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung... vốn trước đây nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng bây giờ là đường phố, nhà ở, văn phòng...
Như vậy, chỉ riêng về mặt quy hoạch quỹ đất, việc đặt dấu chấm hết cho khả năng mở rộng, phát triển Tân Sơn Nhất thành một sân bay lớn, với công suất thông qua mỗi năm lên tới 100 triệu hành khách (như các sân bay khác trong khu vực) đã xảy ra ngay từ khi tỉnh Gia Định được sáp nhập vào Sài Gòn năm 1975. Nó không phải xảy ra vào năm 1997 khi sân bay Long Thành chính thức được quy hoạch trong hệ thống sân bay quốc gia, càng không phải vào năm 2008 khi có chủ trương xây sân golf tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Sẽ là sai lầm rất lớn nếu ai đó cho rằng dự án sân bay Long Thành là hệ quả của việc xây sân golf. Lịch sử quy hoạch một sân bay lớn ở tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu trước đó hàng chục năm.

Sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nhơn Trạch, sân bay Long Thành
Ngay từ khi sân bay Tân Sơn Nhất còn chưa sử dụng hết quỹ đất (lớn gấp ba lần quỹ đất dân sự và quân sự hiện còn), chính quyền Sài Gòn đã quy hoạch và thiết kế một sân bay lớn hơn Tân Sơn Nhất. Đó là dự án sân bay Nhơn Trạch tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sân bay Nhơn Trạch đã được Công ty tư vấn thiết kế hàng không Airports de Paris (ADP) thiết kế và lẽ ra đã được khởi công xây dựng cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, tình hình chiến tranh đã làm cho dự án này bị hoãn lại và đến năm 1975 thì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
Có thể hình dung được các lý do tại sao chính quyền Sài Gòn có kế hoạch xây sân bay Nhơn Trạch. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn còn là một đô thị nhỏ, đến năm 1945 thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mới có 0,5 triệu người và là một phần của tỉnh Gia Định. Vào giai đoạn đó, sân bay Tân Sơn Nhất ở Việt Nam và các sân bay khác có quy mô nhỏ, phục vụ các máy bay nhỏ. Các quy định về an toàn và môi trường (tiếng ồn) trong hoạt động hàng không còn rất sơ sài so với sau này. Nhưng dưới chính quyền Sài Gòn, Air Vietnam đã là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở Đông Nam Á và Tân Sơn Nhất là sân bay có tần suất bay cao nhất khu vực.
Trong khi đó, mặc dù nằm trong địa giới hành chính của tỉnh Gia Định, sân bay Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố Sài Gòn chỉ có 5 km. Khoảng cách đó quá gần để Tân Sơn Nhất có thể phát triển thành một sân bay lớn, phục vụ các máy bay lớn mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo hơn về an toàn và tiếng ồn máy bay đối với dân cư Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn cần một sân bay khác để Air Vietnam và các hãng hàng không khác có đủ hạ tầng sân bay trong một tương lai lâu dài để phát triển các hoạt động vận tải hàng không và họ đã lựa chọn vị trí ở Nhơn Trạch.
Đầu những năm 90, hàng không Việt Nam cùng các chuyên gia tư vấn nước ngoài bắt tay vào việc quy hoạch mạng sân bay dân dụng toàn quốc, trong đó có cả việc nghiên cứu các tài liệu quy hoạch sân bay của chính quyền Sài Gòn. Năm 1997, tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ký ngày 20/10/1997, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc. Sân bay Long Thành được đưa vào quy hoạch tại Quyết định này, cách đây gần 17 năm.

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng sân bay Biên Hoà có phải là giải pháp?
Việc dùng sân bay quân sự Biên Hòa làm sân bay dân dụng để không phải xây sân bay Long Thành là không khả thi vì nhiều lý do.
Sân bay Biên Hoà nằm ngay trên hành lang bay ra, vào sân bay Tân Sơn Nhất và "tranh chấp" bầu trời với sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu biến sân bay Biên Hoà thành một sân bay dân sự lớn, sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời. Nếu sử dụng sân bay Biên Hoà để giải quyết tình trạng tắc nghẽn hạ tầng sân bay dưới đất, nhưng lại tạo ra tình trạng tắc nghẽn đường bay trên trời, gây tốn tiền, nhưng không đạt được sự cải thiện nào đáng kể.
Sân bay Biên Hoà đến nay vẫn chưa giải quyết xong các khu đất bị nhiễm dioxin (chất độc màu da cam) do chiến tranh để lại. Trong tình hình đó, việc biến sân bay Biên Hoà thành một sân bay dân sự lớn là không đảm bảo an toàn cho hành khách và một số lượng đông đối cán bộ, nhân viên các loại làm việc tại sân bay.
Sân bay Biên Hoà là sân bay quân sự lớn ở khu vực phía Nam. Nếu lấy làm sân bay dân sự thì bắt buộc phải xây một sân bay quân sự mới thay cho nó và tiền đầu tư cho sân bay quân sự đó cũng phải được tính đến.
Đối với sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi chưa có Long Thành, ở mức độ nhất định, việc mở rộng sân bay bắt buộc phải làm, nếu không thì không còn khả năng tăng chuyến bay, hành khách nữa. Được biết, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu tư để tăng thêm khoảng 20-25 vị trí đậu máy bay, mở rộng nhà ga nội địa, quốc tế để tăng khả năng thông qua khoảng 6-7 triệu khách mỗi năm. Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất có 40 vị trí đậu máy bay và công suất thiết kế nhà ga 20 triệu hành khách mỗi năm. Đây là những con số rất nhỏ so với các sân bay khác trong khu vực (sân bay Changi Singapore đang có 134 vị trí đậu máy bay, công suất thiết kế khoảng 70 triệu hành khách mỗi năm). Cứ cho là chúng ta nhắm mắt với các vấn đề về an toàn và tiếng ồn đối với dân cư TP Hồ Chí Minh, việc đền bù, giải tỏa hàng trăm nghìn người dân để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đạt quy mô như các sân bay khác trong khu vực là rất khó tưởng tưởng được.
Nói tóm lại, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là biện pháp "chữa cháy" để có thể tăng công suất sân bay lên đủ cho mấy năm trước mắt, nhưng về dài hạn thì không giải quyết được vấn đề, mà cần sớm có một sân bay mới là Long Thành.
Tân Sơn Nhất liệu có đóng cửa khi có sân bay Long Thành?
Câu trả lời là không. Tại Thái Lan, Malaysia và nhiều nước khác, khi họ xây sân bay mới, họ không đóng cửa hoàn toàn sân bay cũ trong thành phố, mà dùng chúng để phục vụ một số hoạt động hàng không phù hợp. Khi có sân bay Long Thành, chúng ta nên duy trì sân bay Tân Sơn Nhất cho các chuyến bay nội địa bằng máy bay thân hẹp (Airbus A320/A321, Boeing B737 trở xuống), các hoạt động hàng không chung (general aviation) và hàng không tư nhân (private aviation), các hoạt động sửa chữa bảo dưỡng máy bay và vật tư khí tài, một số chuyến bay quốc tế hạn chế...
Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, sân bay Tân Sơn Nhất khi đó không nên có các hoạt động bay từ 12h đêm đến 6h sáng.
Nói tóm lại, việc xây sân bay Long Thành là hợp lý, cần thiết và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Còn đầu tư như thế nào, phân kỳ ra sao, nguồn vốn từ đâu... là những vấn đề các cơ quan cần tính toán thật kỹ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014




VÌ SAO CHỌN SÂN BAY LONG THÀNH, KHÔNG MỞ RỘNG TÂN SƠN NHẤT?
Xây dựng mới sân bay quốc tế mới tại Long Thành có chi phí rẻ và ít tác động tới người dân hơn là việc tiến hành mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và cải tạo sân bay quân sự tại Biên Hòa.
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam về tính ưu việt của phương án xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế đầu tiên của Việt Nam tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Theo ông Hùng, ngoài phương án phát triển Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tổng công ty đã giao Công ty cổ phần tư vấn hàng không Nhật Bản (JAC) nghiên cứu thêm hai phương án khác để xem xét, đánh giá gồm: mở rộng, cải tạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và mở rộng/cải tạo căn cứ không quân Biên Hòa.
Cụ thể, chi phí xây dựng mới sân bay tại Long Thành chỉ vào khoảng 7,817 tỷ USD, (ước tính cho giai đoạn 1A là 5,6 tỷ USD) trong đó đã chi phí thu hồi đất là 730 triệu USD (1.500 hộ dân tái định cư). Trong khi đó, cùng với đề bài như trên, nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cần tới 9,15 tỷ USD chi phí xây dựng cùng 16,1 tỷ USD giải phóng mặt bằng và di dời một lượng dân cư khổng lồ lên tới 150.000 người. Việc biến sân bay Biên Hòa thành sân bay dân sự cũng không có tính khả thi dù có chi phí xây dựng tương đương nhưng chi phí giải phóng mặt bằng lên tới 4,6 tỷ USD và phải bố trí thêm một căn cứ không quân thay thế.
Để dễ hình dung, đại diện JAC cho biết, để có thể đạt quy mô diện tích tương đương sân bay Long Thành (5.000 ha), sân bay Tân Sơn Nhất sẽ cần lấy thêm khoảng 4.200 ha đất đô thị nữa. Điều này có nghĩa là Tp.HCM sẽ mất toàn bộ diện tích của 3 quận nội thành có mật độ dân số rất lớn là Phú Nhuận, Tân Bình và Gò Vấp với tổng cộng 900.000 dân sẽ phải thực hiện tái định cư phục vụ mở rộng sân bay .“Chi phí thu hồi đất cho phục vụ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lớn gần gấp 3 lần chi phí xây dựng”, ông Hùng đánh giá.
Đáng quan ngại là nếu bám theo phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ có khoảng 300.000 dân cư tại Tp.HCM chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động cất/hạ cánh.
Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước về hàng không, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, trong số 3 phương án được xem xét, cảng hàng không quốc tế Long Thành có hệ thống giao thông tiếp cận thuận lợi hơn. Theo quy hoạch, trong giai đoạn I, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được kết nối với hệ thống giao thông bên ngoài bằng 3 đường cao tốc: Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, nếu được triển khai xây dựng, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo ra được một “thành phố sân bay” hiện đại với khoảng 40.000 nhân viên làm việc và 70.000 người di chuyển xung quanh.
“Cảng hàng không quốc tế Long Thành hội đủ tiềm năng trở thành một đầu mối hàng không lớn trong khu vực và thế giới, đủ sức kích cầu cho kinh tế hàng không phát triển mạnh mẽ”, ông Thanh đánh giá.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014


Bảy năm lại xuất hiện một đợt sốt nhà đất
Việc tập trung lượng tiền lớn của các tập đoàn, tổng công ty vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) cũng góp phần làm cho giá nhà đất biến động.

Đó là thông tin đáng chú ý tại đề án phát triển thị trường BĐS do Bộ Xây dựng vừa hoàn tất. Theo đó, nhìn chung thị trường BĐS ở nước ta khoảng 7-8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá và lượng giao dịch. Đơn cử như vào các năm 1993, 2000, 2007 những biến động chủ yếu xảy ra tại một số TP lớn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân quan trọng và đáng lưu ý nhất là việc đầu tư các dự án tràn lan, trong khi việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Điều này làm cho thị trường phát triển không cân xứng.
Bên cạnh đó lợi nhuận trong kinh doanh BĐS cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường. Thiếu thông tin thị trường gây ra tình trạng kích giá, “làm giá ảo” của giới đầu cơ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “thấy lợi trước mà không lường trước hại sau” đã đổ xô vào đầu tư phát triển BĐS, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính.
Hiện tượng đầu cơ BĐS diễn ra phổ biến dẫn đến việc tạo ra cung ảo trên thị trường, làm cho giá nhà đất không phản ánh giá trị thực tế của nó. Nhiều người sở hữu nhiều BĐS, họ càng có nhu cầu đầu cơ mạnh và mua đi bán lại nhằm đẩy giá lên.
Nguyên nhân thứ ba nhưng quan trọng không kém đó là việc Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ. Điều này làm xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn đến hàng chục ngàn tỉ đồng đầu tư trái ngành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực BĐS, góp phần làm cho giá BĐS biến động.
Mặt khác, việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc BĐS cao cấp thời gian qua không căn cứ vào nhu cầu của thị trường đã dẫn đến việc sụt giảm giá mạnh ở phân khúc thị trường này. Trong khi đó, phân khúc nhà ở phù hợp cho đại bộ phận người thu nhập thấp chưa được quan tâm.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

On 20:27 by Unknown   No comments
So với Hà Nội 3.323,6 km2 (dân số khoảng 6,7 triệu người), diện tích 2.095,6 km2 (dân số 7,6 triệu) của TP.HCM có thể nói là còn khá khiêm tốn. Riêng khu vực Cần Giờ với vùng rừng ngập mặn dự trữ sinh quyển đã chiếm 704 km2.

TP.HCM được đánh giá là đất chật người đông so với các tỉnh thành khác - Ảnh: Diệp Đức Minh
Do đó diện tích hữu dụng thực tế của TP.HCM chỉ vào khoảng 1.400 km2, nhỏ hơn Bangkok (1.569 km2, dân số 6,5 triệu) và Kuala Lumpur (2.486 km2, dân số 8,2 triệu). Các số liệu trên cho thấy việc đặt vấn đề mở rộng TP.HCM không hề phi thực tế, và thậm chí có thể gây ít tranh cãi hơn so với lần mở rộng Hà Nội gần đây.
Tuy vậy mở rộng TP.HCM để làm gì, theo hướng nào, sẽ đem đến lợi ích gì cho TP cũng như địa phương được sáp nhập là điều nên sơ lược tìm hiểu.
  • Để giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đã định hướng cho mình một trung tâm kinh tế vùng nhìn ra biển. Chúng ta có một mũi tên chỉ về hướng đông TP.HCM.
  • Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, việc phát triển TP.HCM về khu vực sa bồi của các dòng sông như Nhà Bè, Cần Giờ hoặc dịch sang phía Long An là tối kỵ. TP cần hướng đến những vùng đất cao ráo, nền móng ổn định, chi phí xây dựng thấp, không lo ngập lụt, triều cường. Chúng ta có hai mũi tên chỉ về hướng đông và hướng bắc TP.HCM.
  • Để giảm tải giao thông nội đô, giãn dân và phát triển công nghiệp, TP.HCM cần có một quỹ đất mới giá rẻ, mật độ xây dựng chưa cao, qui hoạch đền bù nhẹ, gần trung tâm nhất. Chúng ta có thêm một mũi tên chỉ về phía đông.
***

Nhơn Trạch rộng 410 km2, dân số 167 ngàn người, nhỏ hơn huyện Củ Chi (435 km2, dân số khoảng 350 ngàn). Nhơn Trạch nằm về phía đông TP.HCM, giao thông sẽ cực kỳ thuận tiện với hệ thống đường hiện hữu và sắp sửa khởi công như quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, đường vành đai 3, đường Liên Cảng nối với Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trung tâm huyện Nhơn Trạch nằm trong bán kính 20 km từ quận 1, TP.HCM, cách sân bay Long Thành tương lai chỉ 10 km. Giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường hiện nay chỉ bằng từ 5% đến 10% giá của quận 2 và quận 7 của TP.HCM, bên kia sông Nhà Bè.
Nhơn Trạch sở hữu bờ đông của sông Nhà Bè, lòng sông rộng và sâu, thuận tiện phát triển một hệ thống cảng biển thay thế cảng Sài Gòn đang chuyển đổi chức năng, đồng thời liên kết hữu cơ với hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người Nhơn Trạch đã và đang chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ với sự ra đời rất nhiều khu công nghiệp thành công hai mươi năm nay. Trở thành người thành phố, thay vì sống bên lề TP.HCM năng động và thịnh vượng, tôi tin sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong cư dân bản địa.
Đó là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người về kinh tế cũng như văn minh. Tách ra khỏi Long Thành từ năm 1994, đất rộng người thưa, sự sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM (nếu có) chắc chắn cũng không xuất hiện các phản vệ văn hóa tiêu cực như tiền lệ đây đó.
Nhận định cảm tính thì có khoảng 50% quyền sở hữu đất đai tại Nhơn Trạch thuộc về người TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác. Rất nhiều người dân quận 2 và quận 7, đi tìm một môi trường sống khoáng đãng đã chọn Nhơn Trạch để xây tổ ấm hoặc dưỡng già. Nhơn Trạch nếu trở thành một phần TP.HCM, cũng chỉ là đuổi theo thực tế mà thôi.
Về nhân dân Đồng Nai nói chung, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhơn Trạch chiếm 7% diện tích đất và 6,2% dân số Đồng Nai, không quá lớn để ảnh hưởng xấu đến toàn tỉnh nếu chia tách. Hơn nữa, vì đại cục, rất khó xuất hiện các quan điểm cực đoan.
Sẽ có người phản biện rằng địa giới hành chính chỉ có tính tương đối trong phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế mở hướng ra khu vực và thế giới. Tuy vậy vấn đề là có sự lệch pha phát triển của các địa phương, khi đề cập cụ thể đến Nhơn Trạch.
Thật vậy, Nhơn Trạch không phải là trung tâm, là động lực phát triển chính của Đồng Nai. Trong khi đó bên kia bờ sông Nhà Bè lại là quận 2 và quận 7 của TP.HCM, là trung tâm mới, bệ phóng mới mà người dân TP đã và đang chờ mong nhiều năm nay. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến hợp tác không đủ mạnh, đủ sâu giữa hai khu vực.
Xin nêu ví dụ nhỏ: Nhân dân Nhơn Trạch và TP.HCM từ lâu mơ ước có một chiếc cầu bắc qua bờ quận 7 hoặc quận 2, chi phí xây dựng tương đương cầu Phú Mỹ (hơn 3.000 tỉ đồng) hoặc gấp hai cầu Sài Gòn 2 (1.500 tỉ đồng), song hai địa phương chưa bao giờ nghiêm túc thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi từ trung ương vừa hoàn thành cầu Long Thành và chuẩn bị khởi công cầu quận 9 - Nhơn Trạch; cùng hai chiếc cầu nối tiếp nhau là Bình Khánh qua sông Soài Rạp và Phước Khánh qua sông Lòng Tàu trên đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, giá trị tổng cộng bằng 4 đến 6 lần cầu Phú Mỹ vì nó dài hơn và cao hơn.
Người Nhơn Trạch và TP.HCM thường xuyên sử dụng phà Cát Lái để đi lại thường tự trào đây là bến phà lớn nhất Đông Nam Á. Một kỷ lục ngược đời, bởi vì với lượng người và phương tiện qua lại mỗi ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn, thì xây cầu là một giải pháp tiết kiệm nhất và bắt buộc phải làm. Hằng ngày những chiếc phà 200 tấn được Đan Mạch viện trợ cho phà Mỹ Thuận và Cần Thơ xưa kia, vẫn cần cù chuyên chở những dòng người hối hả cùng có một giấc mơ về chiếc cầu hiện đại và tiện dụng.
Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững…
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân rất sơ lược của một tân công dân Nhơn Trạch, chắc chắn không tránh khỏi phiến diện, hời hợt, thậm chí ảo tưởng. Rất mong độc giả lượng thứ.
Theo Báo Thanh Niên
On 19:55 by Unknown   No comments

Phuc Khang Corporation nhận hai giải thưởng lớn

Phúc Khang nhận giải thưởng "Top 10 doanh nghiệp xuất sắc phát triển kinh tế xanh bền vững" và giải "Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" cho bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc công ty. 
Trong giai đoạn những năm 2008 - 2009, "màu sắc trầm" của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu lan rộng đến thị trường bất động sản trong nước nhưng đội ngũ sáng lập Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phúc Khang lại mạo hiểm chọn thời điểm này để tham gia vào thị trường bất động sản. Là doanh nghiệp "sinh sau đẻ muộn" trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, lại ra đời trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn nhưng công ty đã trụ vững và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, đối tác. Điều này không chỉ được thể hiện trong việc đem lại những sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt cho khách hàng, mang lại những lợi ích cho đối tác và các nhà đầu tư, mà còn tạo điều kiện và cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng - xã hội. 
pk3.jpg
Ông Trần Tam - Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khang - nhận giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp xuất sắc phát triển kinh tế xanh bền vững” (Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức) do ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban tuyên giáo TW và ông Trần Hồng Hà - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường kiêm Ủy viên dự khuyết TW Đảng trao tặng.
Trải qua chặng đường 5 năm hình thành và phát triển không ngừng, Phúc Khang đã được nhận giải thưởng "Top 10 doanh nghiệp xuất sắc phát triển kinh tế xanh bền vững" do Bộ Tài nguyên và môi trường trao tặng. Đây là giải thưởng dành cho các doanh nghiệp có nhiều thành tích trong công tác ứng dụng công nghệ và thiết bị thân thiện bảo vệ môi trường, đóng góp thiết thực cho cộng đồng xã hội, đã và đang phát triển theo mô hình kinh tế xanh. 
Ngoài ra, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trong ngày 1/3, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (VWU) đã phối hợp tổ chức thực hiện lễ tôn vinh "Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" - Cúp Bông hồng Vàng 2013 cho 100 nữ Doanh nhân trên khắp cả nước. Trong đó, Tổng Giám đốc Phuc Khang Corporation - Bà Lưu Thị Thanh Mẫu đã nhận được giải thưởng này.
pk1.jpg
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên BCT, PCT Quốc hội trao Cúp Bông hồng vàng cho bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khang.
Là người tràn đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, bà Thanh Mẫu được Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, UBND thành phố đề cử và bà đã được nhận danh hiệu cao quý này. Đây là giải thưởng thường niên nhằm ghi nhận, tôn vinh doanh nhân nữ Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh.
Ngày 2/3 vừa qua, tại dự án EcoSun - nằm trong quần thể dự án Sunflower City (Nhơn Trạch, Đồng Nai) có quy mô 150 ha, Phúc Khang Corporation đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm quảng bá đặc sản Nhơn Trạch và ngày hội trồng cây EcoSun với sự tham gia đông đảo của đại diện lãnh đạo huyện Nhơn Trạch. Cơ quan truyền thông cùng hàng trăm khách hàng đã đến tìm hiểu và tham quan dự án Eco Sun.
pk2.jpg
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu tiếp kiến Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang.
Trung tâm quảng bá đặc sản Nhơn Trạch được thành lập dựa trên quyết định phê duyệt của UBND huyện Nhơn Trạch đối với đề án của Phúc Khang về việc kết nối và tập trung những giá trị văn hóa ẩm thực Nhơn Trạch. Đồng thời, trung tâm tiến hành quảng bá rộng rãi những sản vật của vùng đất trù phú này đến các cư dân, du khách từ các địa phương lân cận, từ các tỉnh thành phố trong khu vực. Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa như: lễ hội đặc sản Nhơn Trạch, lễ hội ẩm thực...

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

On 00:33 by Unknown   No comments

Đồng Nai dự kiến xây trung tâm hành chính hơn 2.200 tỷ

Khu đa chức năng với tòa nhà 15 tầng và khu dịch vụ công dự kiến ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa, sẽ là Trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai.
Ngày 14/3, trao đổi với VnExpress, ông Lý Thành Phương - Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, chủ trương xây trung tâm hành chính mới của tỉnh đã có từ lâu. Tỉnh đang bàn phương án để xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy thông qua. Việc xây tập trung trong một khu nhà hay trong một khu vực vẫn chưa được chốt.
"Phương thức đầu tư chắc chắn là chỉ sử dụng vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng, còn các tòa nhà và công trình phụ trợ sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, xã hội hóa ở mức nào thì cần phải tính toán", ông Phương nói.

TPM-8474-1392779916.jpg
Tỉnh Bình Dương vừa khánh thành trung tâm hành chính mới với tòa tháp đôi 23 tầng vào tháng 2 vừa qua. Ảnh: Nguyệt Triều
Trong khi đó, theo đề xuất của đơn vị tư vấn, trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai dự kiến được xây với quy mô 10-20 ha ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa và là khu đa chức năng. Tại đây sẽ có khu hành chính tập trung (cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể - chính trị nhà nước) nằm chung trong một tòa nhà có chiều cao khoảng 15 tầng và khu dịch vụ công (cơ quan ngành dọc chịu sự quản lý của trung ương, dịch vụ công cộng...).
Theo tính toán, tổng diện tích sàn xây dựng là 122.000 m2 với số vốn đầu tư dự kiến hơn 2.200 tỷ đồng. Trong đó bao gồm vốn đầu tư xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đầu tư hạ tầng và xây dựng tuyến đường kết nối khu đô thị Tam Phước với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025, khi đó trụ sở văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai, trụ sở khối làm việc Nhà nước - HĐND - UBND tỉnh hiện hữu sẽ được chuyển giao cho TP Biên Hòa sử dụng.
Mô hình xây dựng trung tâm hành chính tập trung trong một tòa nhà hay một khu vực đang được nhiều địa phương áp dụng. Hồi tháng 2, UBND tỉnh Bình Dương đã đưa vào sử dụng tòa nhà trung tâm hành chính mới trong tòa tháp đôi 23 tầng với số vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng để tập trung gần 60 cơ quan, đoàn thể, đơn vị khối Đảng, đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành... nhằm tạo thuận lợi cho người dân theo cơ chế một cửa, liên thông. 
Trước đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng khánh thành trung tâm hành chính mới tại Bà Rịa và đưa tất cả các sở, ngành vào đây làm việc.
Theo vnexpress.net